Đôi khi, cần phải làm người sai, để đưa mọi thứ trở thành đúng
Đôi khi, cần phải làm người sai, để đưa mọi thứ trở thành đúng
Với hơn 222.000 người theo dõi trên Instagram, Geulbaewoo đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người để tìm lại hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Có bao giờ bạn cảm thấy những nỗ lực của mình đều không có kết quả chưa? Có bao giờ bạn cảm thấy thật mông lung, không biết nên tiến hay lùi, tương lai phía trước rất mù mịt chưa? Chắc hẳn không ít thì nhiều, những người trẻ chúng ta đã từng phải trải qua khoảng thời gian tăm tối ấy. Thật ra, mỗi giai đoạn đều có khó khăn nhất định, khó khăn đến để tìm ra được
Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời dần trên hành trình đi tìm lời đáp cho câu hỏi lớn: “Điều quý giá nhất đời người là gì?” Cuốn sách là một chuỗi câu hỏi và câu trả lời nối tiếp nhau để rồi cuối cùng bạn sẽ nhận được câu trả lời mà bạn không bao giờ ngờ tới. Một hành trình được khám phá được dẫn dắt bởi những câu hỏi có thể dịch chuyển hoàn toàn tư duy của bạn.
“Tất cả những tổn thương rồi sẽ được chữa lành theo thời gian, lớp vảy bong ra lưu lại lớp da non hồng nhạt, đó là vết tích đánh dấu ta đã từng đau. Chúng ta dẫn nguồn bằng nhiệt huyết, tự do bay nhảy trên cánh đồng, để vết thương nở hoa, biến thành một tấm huy chương tượng trưng cho tìn yêu trong cuộc đời này.”
Ngay sau khi trận đấu bắt đầu lại, đối phương phạm phải sai lầm nghiêm trọng: anh ta coi thường đối thủ và mất cảnh giác. Ngay lập tức cậu bé dùng thế võ duy nhất của mình quật ngã đối phương và khóa chặt anh ta trên sàn.
Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay.
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều thông tin, quá nhiều yếu tố gây xao nhãng mất tập trung, một thời đại mà mọi người ko có quá nhiều thời gian để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Khi các yếu tố bên ngoài tác động thì việc ngồi tĩnh tại và quay về bên trong nội tâm sẽ không dễ dàng nên yêu cầu một đứa bé ngồi yên đọc sách rất khó khăn cho cả cha mẹ và Bản thân mình rất thích đọc sách, từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, vào ĐH vừa đi làm vừa đi học nhưng chưa tối nào cũng đọc xong sách rồi mới đi ngủ, thói quen vừa đọc và note lại những gì cần nhớ làm cho mình tăng khả năng nhớ lâu, nhớ có hệ thống và logic, đặc biệt là biết cách viết ra mọi thứ như thế nào để dễ nhớ và dễ hiểu. Khi mình có em bé, mình luôn muốn được truyền lại cho con ngọn lửa và thói quen mê đọc sách, nên đã 15 năm mình kiên trì và kiên nhẫn cũng như kỷ luật bản thân một điều cho con đó là xây dựng thói quen đọc sách, làm quen sách từ khi bé còn ẵm ngữa. Mỗi đêm trước khi cho bé ngủ, đọc sách và trò chuyện với con, mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn một loại sách phù hợp. Kiên trì ko bao giờ bỏ cuộc, liên tục 15 năm từ bé lớn tới bé nhỏ. Và kết quả mình nhận ra được, hai đứa bé trai có khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nhận biết sự vật đặc biệt nhanh, kể cả nghe qua câu chuyện của cô giáo và có thể kể rành mạch và nguyên vẹn lại, giai đoạn đó bé tầm 1-2 tuổi. Sự vượt trội về ngôn ngữ và hành vi nhận thức từ nhỏ của bé đã giúp mình kiên định hơn với ý định về việc hướng dẫn con nghe nhận xét lại câu chuyện và rút ra kết luận khi nghe mình đọc sách. Hành động đó lặp đi lặp lại 15 năm chưa đêm nào ngừng, trừ khi mình đi công tác thì sẽ ghi âm lại để bé ở nhà có thể nghe được. Do đó, mình đã nhận ra được kết quả khả quan với niềm tin và kỷ luật của bản thân mình trước, đó là đọc sách sẽ giúp trẻ con hình thành được thói quen kỷ luật, thói quen hình thành về tư duy phản biện và cách lập luận có hệ thống và cái điều mình thích nhất là tạo cho con một tệp về kiến thức về thiên nhiên về con người và xã hội. Tính tự giác và nhận thức về hành vi, trẻ con sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn qua câu chuyện đã đọc và việc chia sẻ suy nghĩ của hai bé cùng nghe sẽ cho con nhận thức và tính chấp nhận quan điểm trái ngược của nhau hoặc bảo vệ quan điểm của mình trước người khác. Kinh nghiệm mình chia sẻ chỉ là phần nhỏ trong quá trình 15 năm đi và thực hành, nhưng tóm lain có ba điểm chính mà mình hướng đến 1. Cha mẹ là người Thầy đầu tiên của con, là người mà con sẽ đc học và thực hành theo cả hành vi tốt và thói quen xấu. Nên dạy cho con tính kỷ luật nhất quán như cha mẹ đang làm. Ko phải trong tất cả mọi thứ, nhưng hãy xây dựng cho mình khoảng thời gian và thời điểm cố định trong ngày để bỏ qua hết TV, điện thoại để dành thời gian chơi, trò chuyện và đọc sách cùng con. Ko nên khuyến khích con đọc sách mà chính bản thân mình cầm đt hay xem TV vì sẽ phân tán sự chú ý. 2. Biết lựa chọn sách phù hợp với tính cách và giai đoạn của từng bé, giới tính cũng như tính chủ động đc quyết định sách của con mình. Dù chỉ là quyển truyện tranh thì sẽ kèm theo sách về các chủ đề gần với đối tượng con mình yêu thích và gần gũi. Điều cùng làm với cha mẹ bất cứ điều gì cũng là sự trải nghiệm thích thú với con, kích thích bé tham gia và dần dần theo thời gian sẽ giúp con có thói quen mới. 3. Sự cam kết của cha mẹ là chìa khoá thành công trong việc rèn luyện thói quen và niềm đam mê về việc đọc sách, luôn nhớ rằng bất cứ hướng dẫn nào cũng sẽ không bao giờ hay và thành công bằng việc bắt đầu từ cha mẹ của bé cả. Mọi quá trình trưởng thành của một đứa trẻ sẽ luôn có sai lầm mới biết đúng và sai biết làm như thế nào cho đúng sau cái sai đó, nên hãy để trẻ được sai, hãy để trẻ được lựa chọn chúng ta chỉ là người hướng dẫn và phân tích còn lại hãy để con nói lên mọi thứ, nói lên suy nghĩ và phán đoán. Dù có sai nhưng con vẫn có cơ hội rút ra bài học và làm lại trên cái sai đó của mình. Anna Phan
Bạn có nhận thấy rằng, khi nào bạn còn muốn xa lánh, trốn chạy khỏi một kinh nghiệm, một rắc rối hay một người nào, bạn càng gặp nó thường xuyên hơn, cho đến khi bạn chịu đối mặt để vượt qua.
Khi bạn thất bại chạm đáy thì hãy vui mừng vì bạn sắp lên đỉnh vinh quang. Cuộc đời con người phải có lúc “lên voi xuống chó”, nếu bằng phẳng quá, thì hãy tá toả vì bạn chưa thực sự hết mình vì điều gì.”
“Thì ra, thứ giữ chân một người không phải những lời thề non hẹn biển mà là ánh mắt kiên định đến cùng, không phải nụ hôn chớp nhoáng mà là vòng tay ôm dịu dàng, nhẫn nại. Thì ra, an toàn mới là cảm giác dễ gây nghiện nhất và bình yên mới chính […]