Cân bằng cuộc sống

Bố mẹ cần nắm bắt tâm lý tuổi 16 thế nào?

Dễ nổi nóng, thích nổi loạn, nhạy cảm, cần được thấu hiểu có lẽ là những từ miêu tả thật sát về tâm lý của độ tuổi 16 – độ tuổi dư thừa năng lượng, bố mẹ cần nắm bắt để giúp con phát triển tối ưu.

Leo
Tham gia 10, 2023

Dễ nổi nóng, thích nổi loạn, nhạy cảm, cần được thấu hiểu có lẽ là những từ miêu tả thật sát về tâm lý của độ tuổi 16 – độ tuổi dư thừa năng lượng, bố mẹ cần nắm bắt để giúp con phát triển tối ưu.

Về tính cách

Tuổi 16, tuổi mà người lớn chúng ta hay gọi là tuổi ẩm ương, độ tuổi trăng tròn. Ở đô tuổi này, con em đã có những cảm xúc đầu đời biết thích, biết yêu- chính vì thế con dường như chú ý nhiều đến ngoài hình của mình hơn, biết ngại ngùng, e thẹn. Chính điều đó con thường hay tự ti với cân nặng, vóc dáng, hay với vẻ bên ngoài, nói nôn na là con dần biết điệu đà hơn. Tuổi 16 các con thường dễ vui, dễ buồn, dễ khóc, dễ cười hay rất dễ nổi nóng, thích nổi loạn để thể hiện và vô cùng nhạy cảm.

Con thường dễ nổi nóng:

Khác với ngày xưa, thường hay nghe lời bố mẹ răm rắp, con bây giờ ngang bướng hơn và dễ dàng nổi nóng hơn với người lớn và đặc biệt với bố mẹ của mình. “Thấy con ôn bài vất vả trước ngày lên lớp, tôi mang bánh ngọt lên phòng cho con gái. Không ngờ con nổi nóng: Mẹ không thấy con mặt đầy mụn đây à mà còn mang bánh ngọt lên? Tôi cảm thấy buồn, định bụng sẽ nói chuyện với con trước ngày khai giảng năm học mới – có thể lúc đó con đang bực bội vì chưa tìm ra phương pháp giải bài Toán nhưng không có nghĩa con có thể trả lời mẹ như vậy” – chị N.T.T chia sẻ.

Con thích nổi loạn:

Sự nổi loạn ở tuổi 16 của con đã làm không ít người yêu thương con bị tổn thương. Con dễ dàng giận dỗi một ai đó vì một một chuyện rất nhỏ nhặt và quyết không nhìn mặt họ nữa, hay xem như người không quen biết gì. Con ngày một điệu đà hơn và học cách trang điểm đậm khi đến lớp và dễ dàng quát lớn với bố mẹ rằng: bố mẹ thật quá đáng, bố mẹ không bao giờ hiểu con,…

Đôi lúc con cũng rất nhạy cảm:

Bước qua giai đoạn giàu cảm xúc, con thường hay để ý hơn và suy nghĩ nhiều hơn, dễ hay bị tổn thương khi ai đó quát lớn hay quên mất việc phải làm cho con để rồi những tổn thương đó tưởng chừng như rất nhỏ lại chất chứa trong lòng của con dần một lớn.

Bố mẹ hãy luôn đồng cảm và thấu hiểu con nhiều hơn, cùng con vượt qua cái độ tuổi này- độ tuổi tràn đầy năng lượng nhưng không biết cách sử dụng năng lượng ấy như thế nào nên rất hay nhạy cảm và dễ dàng tổn thương và hay nổi nóng vô cơ.

Giúp con phát triển tối ưu

Khi con bước sang tuổi 16- các nhu cầu mở rộng những mối quan hệ xã hội của con tăng cao, đặc biệt trong giai đoạn chuyển cấp. Con sẽ rất cần được giao tiếp và được chia sẻ. Do vậy, bố mẹ cần nên quan tâm con hơn và trao đổi với con về việc cần làm khi giao tiếp, chỉ dẫn con mọi thứ khi bước vào một môi trường mới để con không còn bị e dè hay bỡ ngỡ.

Điều mà để giúp con phát triển tối ưu nhất trong ứa tuổi này, ba mẹ cần ghi nhớ:  Gần gũi, chia sẻ, thấu hiểu. Bố mẹ nên thường xuyên tâm sự, hỏi han con. Khi con gặp vấn đề nào, bố mẹ nên đặt mình vào trong vị trí của con, cảm thông, chia sẻ suy nghĩ, thấu hiểu con để tìm ra hướng giải quyết. Tránh trường hợp càm ràm hay trách móc như thế càng làm cho con mình xa cách bố mẹ hơn. Nếu có thể bố mẹ thường xuyên trao đổi tình hình của con với giáo viên chủ nhiệm – người nắm tình hình của con trên lớp và có thể lời nói có trọng lượng hơn với con.

Việc giữ liên lạc với giáo viên chủ nhiệm là điều vô cùng cần thiết. Nắm những điều con gặp phải trên trường học như bị điểm thấp, chơi với bạn xấu hay bị bắt nạt. Để bố mẹ kịp thời động viên, giúp con cân nhắc và chia sẽ với con để con không bị ảnh hưởng xấu.

Hãy cùng tìm hiểu và hiểu con cái hơn bằng những cách dưới đây bạn nhé!

  • Tâm sự thật nhiều để con luôn chia sẻ thông tin với bố mẹ. Cách tâm sự là kể lể với con mọi chuyện của mình, nhờ con cho lời khuyên và trợ giúp. Việc này sẽ khiến con tin tưởng và gần gũi. Đến lúc phù hợp, con sẽ chia sẻ với cha mẹ.
  • Gần gũi với giáo viên chủ nhiệm của con, nếu con có tội thì chia sẻ thành thật và nhờ cô giúp. Tuy nhiên, món nào là bí mật con muốn che giấu thì tuyệt đối giữ.
  • Luôn đặt con ở vị trí người lớn để bàn bạc mọi việc chứ không áp đặt bất kể việc gì.

Để thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, cách cư xư, suy nghĩ của con ở độ tuổi 16, bố mẹ hãy đưa mình về cái lứa tuổi mà mình đã từng trải này để hiểu rõ về con hơn, đừng áp đặt vào con cái vì con rồi cũng sẽ trải qua tuổi ẩm ương này. Bố mẹ hãy luôn gần gũi, lắng nghe, chia sẽ và thấu hiểu giúp con tối ưu năng lượng của tuổi 16 một cách hiệu quả. Đôi lúc phải mềm mỏng và cứng rắn để con hiểu được việc nào đúng việc nào sai, cũng đừng chỉ cứng rắn quá hay nhu nhược quá sẽ khiến con ngày một rời xa mình và dễ nghe theo những sai lầm bên ngoài. Hãy luôn âm thầm theo sát con để giúp con phát triển tốt nhất có thể.

21

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*