Ngày còn trẻ, chúng ta hay được khuyên “dậy sớm để thành công” đây là một lời khuyên đúng đắn, mang ý nghĩa cần phải siêng năng thì thành công mới đến. Bài viết này không có ý phản đối việc đó, mà chỉ viết về một khía cạnh hoàn toàn khác. Đó là sự cần thiết của giấc ngủ.
Có một điểm chung của các bệnh tâm lý như stress, trầm cảm, tâm thần rối loạn… đó là triệu chứng đầu tiên của các căn bệnh này đều là: ngủ không đủ. Một khi chúng ta ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, lâu dần tích tụ sẽ thành bệnh mãn tính. Thể trạng con người theo thời gian sẽ ngủ ngày một ít đi. Nếu như trẻ sơ sinh ngủ 1 ngày 20h thì khi trưởng thành chúng ta ngủ từ 8-9h một ngày, và lúc già đi chỉ còn 6-7h một ngày. Nên khi còn trẻ chúng ta tự tạo ra thói quen ngủ ít thì khi về già, nó còn ít hơn nữa.
Điều đáng tiếc là khoa học công nghệ càng phát triển, chúng ta càng ngủ ít. Có thể cầm điện thoại lướt đến tận khuya, chúng ta phung phí thời gian dùng để ngủ đến mức vô lý. Và bệnh mất ngủ này càng ngày sẽ càng nặng hơn. Hôm nay thức khuya thì ngày mai sẽ càng khuya hơn.
Hãy ngay từ bây giờ tập cho mình ngủ đủ. Kể cá có áp lực, có lo âu, cứ đến giờ ngủ thì hãy ngủ, nếu quen thức khuya và ngủ ít, tập cho mình thói quen ngủ nhiều, ép mình nằm trên giường nhắm mắt ngủ nhiều thêm tí nữa. Nhưng ngày đầu tiên có thể khó, nhưng lâu dần sẽ quen và thành phản xạ. Việc tương lai có minh mẫn, mạnh khoẻ hay không, đôi khi chỉ đơn giản bằng việc hôm nay hãy ngủ nhiều hơn một chút.
GiL
Đúng là khi thiếu ngủ chúng ta sẽ gặp nhiều về vấn đề tâm lý ạ! Cám ơn bài viết này của bạn nha!
Trước đây khi còn là học sinh cấp ba, mình thường thức khuya để học vì áp lực thi cửa rất cao. Từ đó mình thường có thói quen thức khuya dậy sớm lun! Qua bài viết này mình sẽ xem xét để điều chỉnh lại! Cám ơn bài viết của tác giả rất nhiều!