Cân bằng cuộc sống

Những điều không thể nói…

Ai trong chúng ta cũng có những bí mật sâu thẳm, những điều chẳng thể nói cùng ai. Không phải là vì ta không tin tưởng những người xung quanh, mà là bởi những điều đó quá đau đớn, quá khó khăn để có thể thốt ra thành lời, hoặc nếu có thể nói ra thì liệu có được mấy người hiểu.

Lin
Tham gia 10, 2023

“Ai cũng có câu chuyện riêng của mình, ai cũng có bí mật muốn vùi chôn, ai cũng có những vết thương không muốn bị xát thêm muốn. Có những điều chẳng thể nói cùng ai.”

“Có những lời muốn nói ra nhưng mà không nói được”.

“Có những điều rất muốn thở than nhưng chỉ mỉm cười giấu trong câu nói: “không có gì””.

Trích: “Có những điều chẳng thể nói cùng ai” – Minh Nhật

Ai trong chúng ta cũng có những bí mật sâu thẳm, những điều chẳng thể nói cùng ai. Không phải là vì ta không tin tưởng những người xung quanh, mà là bởi những điều đó quá đau đớn, quá khó khăn để có thể thốt ra thành lời, hoặc nếu có thể nói ra thì liệu có được mấy người hiểu.

Có những điều nhỏ nhặt tưởng chừng như chúng ta đã quên lãng từ bao giờ…

Có những thứ mong manh tưởng chừng như có thể vỡ tan dù cho tác động nhỏ nhất của thứ gọi là hiện thực…

Có những điều chẳng thể nói cùng ai…

Người ta thường nói rằng không có ai mạnh mẽ mà cuộc sống của họ lại dễ dàng cả. Nếu bỏ cuộc thì mãi mãi không thể đứng lên giữa cuộc đời này. Vì thế nên dù cho khó khăn thế nào thì chúng ta vẫn phải đi tiếp, dù có đôi lúc phải độc hành, nhưng mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi, chỉ cần bạn tin tưởng vào chính mình.

Chậm lại…

Lắng nghe âm thanh của cuộc sống, của một bản thể đang ngủ say bên trong bạn…

Rồi bạn sẽ nhận ra bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ.

Đôi nét về tác giả

Minh Nhật chẳng phải là một cây bút xa lạ trong giới văn học trẻ Việt Nam, chúng ta đã từng rất quen thuộc với những câu chữ mang sức cuốn hút và đồng cảm với người đọc trong những cuốn tản văn hay truyện ngắn đã được xuất bản trước đó như: Những đêm không ngủ, Lạc lối giữa cô đơn, Âm thanh của im lặng, Chúng ta rồi sẽ ổn thôi… Có thể nói Minh Nhật là một tác giả có sức bền và sức sáng tạo dẻo dai, mỗi tác phẩm của anh đều được các bạn đọc ghi nhận và ưa thích.

Tự nhận ngoài đời mình không tốt đẹp và biết tuốt. Minh Nhật cũng có đôi lúc có những câu hỏi không lối thoát và những trăn trở, thắc mắc, không biết than thở với ai, những lúc như thế, anh lại truyền cảm hứng của mình qua những câu chuyện nhỏ. Anh thường viết trong đêm – khi mà không gian trở nên vắng lặng, cuộc sống chậm lại – “khi tôi được sống là chính mình”.

Cuốn sách Có những điều chẳng thể nói cùng ai

Có những điều chẳng thể nói cùng ai – một cuốn sách mang gam màu trầm nội tâm dành cho những ai vừa, đang và đã trưởng thành. Những câu chuyện hay bài viết trong cuốn sách này là những gì mà chúng ta đang tìm kiếm: sự bình yên, đồng cảm và sẻ chia khi chẳng biết tìm ai để nói lên tiếng lòng hay câu chuyện mình vẫn đang giấu kín. Càng đọc, độc giả sẽ càng thấy tâm tình bản thân được vỗ về và ủi an bởi Minh Nhật, để rồi nhận ra cuộc sống này không chỉ có áp lực và muộn phiền mà còn có ở đó những niềm vui, ấp áp và bình yên. Xoaу quanh những trải nghiệm ᴠăn ᴄhương mới mẻ, “Có những điều ᴄhẳng thể nói ᴄùng ai” ѕẽ ᴄùng bạn ᴄhạm tới những khoảng trống bấу lâu naу rất ᴄần đượᴄ giãi bàу ᴠà thấu hiểu.

m tắt sách

Cuốn ѕáᴄh này đượᴄ ᴄhia làm hai phần đơn giản: NGÀY ᴠà ĐÊM.

NGÀY là một loạt tùу bút ngắn tản mạn ᴠề những ᴄhuуện ᴠặt quanh đời – điều giữ mạch cảm xúc sống cho nhà văn, cho chúng ta. Khi đọᴄ nó, dường như chúng ta đang ngắm nhìn ᴠà ᴄảm nhận tất ᴄả những điều nhỏ bé trong ᴄuộᴄ ѕống qua “đôi mắt” ᴄủa Minh Nhật. Giống như thi thoảng nên nói chuyện với một đứa trẻ lên ba, để rồi ta sẽ có cách suy nghĩ khác về cuộc đời. Việc đặt mình phía sau và quan sát mọi thứ qua lăng kính của một người khác ᴄho phép chúng ta tiếp ᴄận những phần ᴄảm хúᴄ ᴄó thể mình đã lãng quên, hoặᴄ ᴄhưa từng.

ĐÊM, ngược lại, là một truyện dài dưới một định dạng thể nghiệm mà tác giả đã luôn muốn thử. Nếu bạn đã bước vào nó – một hành trình ngắn của một nhân vật không có thật mà luôn có thật – tôi nghĩ bạn sẽ tìm thấy những điều cho riêng mình.

NGÀY và ĐÊM tồn tại như một lẽ hiển nhiên, giống như việc ai cũng mang trong mình những nỗi lòng “chẳng thể nói cùng ai”. Vậy nên việc đặt mình phía sau và quan sát mọi thứ qua lăng kính của tác giả cho phép chúng ta tiếp cận những phần cảm xúc sâu bên trong tâm hồn mình. Để rồi ngay cả khi chẳng ai cảm nhận được nó, chúng ta cũng sống trọn vẹn với mình, với phần lý trí, bản năng và cả đam mê đã tạo nên mỗi người trong cuộc đời.

Nhà

“Tôi gọi những thứ này là Nhà, không phải bởi nó xảy ra ở quanh nơi tôi sống, mà bởi tôi cảm thấy mình như luôn mang một phần ấy theo trong tâm trí, đi khắp mọi nơi. Gọi là Nhà, với tôi nó như một Lâu đài tâm tưởng – nơi lưu giữ những ký ức riêng tư và những mạch cảm xúc lạ lùng – vốn chẳng thường chia sẻ cùng ai. Mỗi người đều có những lâu đài như vậy, giữ họ tỉnh dậy và trở thành một phần trong dòng chảy cuộc sống.

Những người như tôi khó thích nghi với xã hội và sự thay đổi chóng mặt của nó. Điểm tốt của nó là tôi không cần khán giả để tỏa sáng, tôi có cả một Lâu đài những suy nghĩ để vui chơi và suy tưởng.”

Đối với những người hướng nội thì Nhà chính là tâm tưởng của mình. Bởi vì ở trong suy nghĩ thì chúng ta được tự do sáng tạo bất cứ gì mình muốn, không phải sống theo khuôn khổ của người nào cả, cũng không phải gò ép bản thân theo một chuẩn mực nào người ta quy định sẵn. Chỉ đơn giản là thoải mái nhất với bản thân, sống với con người thật của chính mình, tìm ra bản thân sau một ngày dài mệt mỏi để bổ sung lại năng lượng cho một ngày mới chuẩn bị sang trang.

Ngọt

“Những người lớn đều từng là những đứa trẻ, nên cái gì ngọt người ta thường khó bỏ.”

Cô rõ ràng là người thông minh, trí tuệ. Nhưng trí tuệ có lẽ không can hệ gì tới cảm xúc. Mặc dù rất thông minh, cô vẫn luôn ngớ ngẩn trong tình yêu, mà đó còn là tình yêu đơn phương. Cô yêu anh, tình nguyện chăm sóc, lo lắng cho chàng trai đó nhưng cuối cùng anh ta lại chọn người phụ nữ khác trong những giờ phút quyết định.

Cô buồn không? Chắc là có rồi, và có một dòng chia sẻ trên trang cá nhân của cô như thế này:

“Thuốc lá không tốt cho anh, anh thích

Rượu không tốt cho anh, anh thích.

Mà em đối tốt với anh, anh lại không thích?”

Con người ta kì lạ lắm, họ không lựa chọn hành vi theo sở thích tốt hay xấu, họ chỉ làm theo cảm tính bản thân miễn là điều đó không trái pháp luật.

Tình cảm cũng vậy, lại càng mang tính cảm tính, chúng ta không thể bắt một người có cảm tình với chúng ta được. Đôi khi chúng ta ở bên một người, chăm sóc người đó nhưng người đó lại không có cảm giác với chúng ta, không yêu chúng ta, và trong những giờ phút quyết đinh, họ lại không chọn chúng ta.

Ai cũng biết rằng tình cảm thì không thể cưỡng cầu, nhưng sâu thẳm trong trái tim mình, khi yêu một ai đó thì ta luôn mong muốn tình yêu của mình sẽ được hồi đáp. Thế nhưng mọi chuyện rồi cũng phải thuận theo tự nhiên, người không yêu mình, dù có moi cả tâm can ra thì họ vẫn không thấy vui vẻ.

“Ta có tốt với nhau hay không cũng không quan trọng bằng ta có cần nhau không.”

Xanh

“Đêm của người này, có thể là ngày của kẻ khác

Chúng ta xé cuộc đời minh ra,

Vá bằng những niềm vui rời rạc

Ngắm phố và người với nỗi buồn chốc lát

Đặt cho mình những chuẩn mực vẩn vơ

Rồi ngưỡng vọng, và lặng yên chấp nhận

Chờ đời cũng vần như những khúc thơ

Ngắm hạnh phúc thôi, bỗng sao thấy khó thở…”

Cuộc sống thành phố đôi khi giống những chiếc lồng khổng lồ. Chúng ta nương tựa, rúc vào nhau khi mùa đông và cảm thấy ngột ngạt khi di chuyển trong thành phố vào mùa hè.

Vào mùa hè chúng ta dường như nổi điên vì phương tiện giao thông, vì kẹt xe, vì nắng nóng và rất dễ đưa ra những quyết định bột phát. Vì vậy, để điều chỉnh lại tâm trạng, chúng ta có những biện pháp công ty thì đi team-building, gia đình thì đi nghỉ mát, các cặp đôi thì đi phượt…. để làm dịu đi cái nóng ngày hè.

Những chiếc điều hòa dường như không làm dịu đi cái nắng ngày hè, nhà thì mát trong khi phố nóng hơn.

“Họ” thật kì lạ, trong khi than phiền về mùa hè ngày càng nóng hơn, khí thải nhiều hơn, khí thải từ các nhà máy gây ô nhiễm môi trường… thì “họ” vẫn cứ mặc nhiên xả rác, ngồi tại văn phòng thì xả rác từ túi ni lông vừa mua đồ ăn được mang tới, vừa chia sẻ bài viết về bảo vệ môi trường… Đó thật là một nghịch lí của con người chúng ta, hay nên gọi đó là “tiêu chuẩn kép” vừa đặt ra quy định nhưng cũng sẵn sàng phá vỡ nó, nếu kết quả sự việc thay đổi theo chiều hướng xấu thì chúng ta lại đặt ra quy định khác.

Chỉ thèm được hít hà không khí trong lành tự nhiên, thèm một chút cây xanh xoa dịu lại mùa hè nhưng còn đâu nữa mà cho chúng ta ngắm khi môi trường ngày càng xuống cấp, các tòa nhà mọc lên và cây xanh phải trả giá. Chúng ta lại vội vàng phải thích nghi với bầu không khí này, cái nóng này và chẳng còn cách nào khác.

Cứ thế, chúng ta cứ loay hoay trong mỡ hỗn độn do mình gây ra mãi không thôi.

Con tàu tốc hành cuộc đời

Có người nói rằng cuộc đời như một chuyến xe chầm chậm tăng tốc. Nó không phải là một cuộc đua. Nó là hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa của cuộc sống. Điều quan trọng không phải là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn góp nhặt được trong suốt chặng đường.

Khi lớn lên, chúng ta cứ loay hoay trong cuộc sống của chính mình, với những nỗi lo âu triền miên. Cuộc đời chúng ta như một chuyến du lịch trên tàu hỏa. Chuyến tàu chầm chậm rồi nhanh dần lên. Trong khoảnh khắc đoàn tàu nhanh dần, chúng ta như bỏ lỡ điều gì đó tại vùng trời ký ức. Đôi khi chúng ta ngủ quên và bên ngoài là cảnh đẹp chờ chúng ta. Hoặc phía cuối con đường, cuối chặng là một ai đó sẽ chờ chúng ta. Khi đó, chuyến tàu sẽ dừng lại.

Những viên đá vô cực

“Cậu em tôi, năm nay hai mươi lăm tuổi, gặp một đổ vỡ lớn về tình cảm. Những buổi nói chuyện riêng với cậu gợi nhắc tôi về cái quãng ấy, nhớ cái được và mất lúc ấy, và cuối cùng những sự kiện đó đã thay đổi tôi ra sao, phải – trái thế nào. Đủ để nhận ra chúng ta mạnh hơn mình tưởng.”

Mạnh ở đây không phải là bởi chúng ta có sức mạnh thể chất vô hạn, hay là bởi ta có thể quay ngược được bánh xe thời gian, thay đổi những điều đã xảy ra, mà bởi chúng ta đã chấp nhận nó mà sống tiếp. Dù cho điều đó đã từng rất quan trọng với mình, nhưng một khi đã qua rồi thì chúng ta đều phải bỏ nó lại phía sau để bước đi tiếp. Chúng ta tự tha thứ, tự hàn gắn, tự kiếm tìm, để rồi cảm thấy hạnh phúc tự thân ngay trên con đường ấy.

Bản thân chúng ta là nguồn gốc của tất cả mọi việc, vậy nên muốn thay đổi hết thảy, đầu tiên phải thay đổi chính mình!

Thế giới của bạn là do bạn sáng tạo ra; những gì của bạn hết thảy đều là do bạn sáng tạo ra. Bạn là ánh mặt trời, thì thế giới của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời ấm áp. Bạn biết yêu thương thì cuộc sống của bạn liền tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc. Nhưng nếu bạn mỗi ngày đều phàn nàn, oán hận, soi xét, chỉ trích,… thì cuộc sống của bạn sẽ tựa như địa ngục. Do đó, có câu nói: “Người ta khác nhau ở một niệm. Vì một niệm mà lên Thiên đường, nhưng cũng chỉ vì một niệm mà rơi vào Địa ngục…”

Tôi từng chứng kiến nhiều người ở trong những bi kịch của cuộc đời họ.

Từ những bi kịch cá nhân, như những người sinh ra cùng với bệnh tật và sống một cuộc đời luôn phải nỗ lực gấp 3, gấp 4 lần những người khác nhưng chỉ đủ để tồn tại. Cho tới những bi kịch gia đình, vợ chồng đổ vỡ, loay hoay đập đi làm lại ở cái tuổi đã không còn trẻ. Nhưng cũng có người lựa chọn không làm lại, mà sống tiếp với những vết hằn đó.

Có cả những bi kịch mang tính lý tưởng của những người cảm thấy mình sinh ra nhầm thời, lạc lõng và chơi vơi giữa thế gian, không tìm thấy nổi một mảnh ghép vừa vặn ở bất cứ điều gì. Người khác có thể đánh giá họ là những kẻ bất tài, vô dụng, ngớ ngẩn, vẩn vơ,…nhưng những bước đi dò dẫm của họ trong thế giới lạ lẫm này là một điều tuyệt vời mà chỉ những người thật sự quan tâm họ thì mới có thể nhận thấy được. Khi người ta không biết bản thân muốn gì hay mình đang theo đuổi điều gì, sẽ có hai trường hợp. Trường hợp đầu tiên là người đó sẽ chấp nhận dừng lại, bởi họ nghĩ vì mình chẳng có mong muốn nào nên việc bước tiếp cũng không mang lại cho mình lợi ích gì. Và những người đó chỉ mãi sống trong “bong bóng cá nhân” – một vùng an toàn giới hạn họ với những người xung quanh. Trường hợp còn lại, họ sẽ lựa chọn bước khỏi bong bóng cá nhân và nhìn nhận mọi thứ bằng góc nhìn rộng hơn. Ta bắt đầu nhận ra những gì người khác cần và cảm nhận nỗi đau của họ, đó là lúc ta mở lòng mình để đồng cảm với những người xung quanh. Trên hành trình này, không quan trọng ta sẽ làm gì hay học kỹ năng gì để giúp cải thiện cuộc sống của người khác. Điều quan trọng nhất là ta phải vượt qua chính mình – rào cản lớn nhất để khám phá mọi thứ. Khi làm được điều này, ta sẽ biết mục đích sống của mình là gì. Nhờ đó, ta mới biết ơn cuộc đời và sống trọn vẹn từng phút giây.

Những bi kịch ấy, có người chấp nhận nó, nhưng cũng có người không. Có người biến nó thành nguồn sức mạnh tự thân để động viên mình vượt qua, có người cứ mãi gặm nhấm nỗi đau đó một mình mà chưa từng một lần suy nghĩ phải dứt bỏ. Tôi tin cuộc sống này có cách vận hành nhất định của nó, những bi kịch cũng tựa như những viên đá vô cực, đem lại sức mạnh mãnh liệt và không dễ kiểm soát. Nhưng điều đó là tốt hay xấu? Có lẽ điều này sẽ được định đoạt ở quyền của những người sở hữu nó. Người ta vẫn nói rằng “Không có người nào mạnh mẽ mà cuộc sống của họ lại dễ dàng cả”, đại ý chính là như vậy: khó khăn là điều kiện lý tưởng để tạo nên sức mạnh.

Những người dịu dàng nhất tôi từng biết sống trong một thế giới chẳng hề dịu dàng với họ. Những người tuyệt vời nhất tôi từng biết đã trải qua rất nhiều vụn vỡ, và họ vẫn yêu say đắm, vẫn quan tâm đến người khác. Đôi khi, chính những người chịu nhiều tổn thương nhất lại từ chối chai lì với thế giới này, vì họ không bao giờ muốn người khác phải trải qua những gì họ từng trải. Thật khó để không thán phục họ.

Cảm nhận cá nhân

“Tôi thích một câu nói thế này: “Bạn chưa giàu nếu bạn chưa sở hữu những thứ mà tiền không thể nào mua được.” Nhưng những thứ đó là gì? Với tôi, phần lớn đó là cảm xúc, là những điều không thể nói cùng ai, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt với những người có đủ khả năng cảm nhận nó. Ngay cả khi chẳng ai cảm nhận được nó, chúng ta cũng sống trọn vẹn với mình, với phần lý trí, bản năng và cả đam mê đã tạo nên mỗi người trong cuộc đời.” – đó là những suy nghĩ của hoàng tử truyện ngắn Minh Nhật.

Với những chiêm nghiệm, đánh giá của bản thân qua những câu chuyện được nghe kể hay từ chính trải nghiệm phong phú và đầy thú vị của tác giả, Minh Nhật đã đem đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới nội tâm của mỗi người. Đây không chỉ là lời chia sẻ, tùy bút về những câu chuyện ngắn mà tác giả tìm thấy giữa dòng chảy xô bồ, mà có lẽ, đó là bản ngã của tâm hồn sâu thẳm giữa những đêm dài thao thức.

“Ai cũng có câu chuyện của mình, ai cũng có những bí mật muốn chôn vùi, ai cũng có những vết thương không muốn xát muối thêm. Có những điều chẳng thể nói cùng ai.”

“Ai rồi cũng phải vượt qua điều gì đó, để có thể với tới thứ gì đó khác. Người ta vẫn nói đó, có rất nhiều thứ lóng lánh nhưng không phải vàng, còn rất nhiều thứ tưởng như làng nhàng, thực ra lại là viên ngọc quý.”

Vậу nên, tôi hу ᴠọng sau khi những trang ѕáᴄh ᴄuối ᴄùng ᴄủa

 Có những điều ᴄhẳng thể nói ᴄùng ai

được gấp lại, lòng bạn ѕẽ ᴄhẳng ᴄòn đa ѕầu đa ᴄảm, ᴄhẳng ᴄòn ngổn ngang những ᴄảm хúᴄ phứᴄ tạp, ᴄũng chẳng ᴄòn dằn ᴠặt ᴄhính bản thân ᴠì những lần tan ᴠỡ để ѕau đó tìm thấу miền đất khiến mình bình уên hơn.

Trích dẫn: Review

0

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*