“Nếu con yêu người ta, ba mẹ đồng ý cho con kết hôn với người đó nhưng ba mẹ không có niềm vui trọn vẹn”
“Anh yêu em, nhưng anh còn lo cho sự nghiệp gia đình, anh chưa thể cưới em ngay được”
“Có con với em anh thích, nhưng anh không muốn có vì tội con”
….
Chắc bạn cũng đã nghe đến những câu nói kiểu như vậy trong cuộc đời. Tôi phát hiện ra rằng, sau mỗi từ “nhưng” đó mới là ý chính mà họ muốn truyền đạt. Ba mẹ không có niềm vui trọn vẹn nếu con cố lấy người đó, anh chưa thể cưới em ngay được vì anh còn có nhiều việc phải làm, nói thẳng ra là anh không muốn có con với em đó… Một sự thật phũ phàng hiện ra trước mắt như vậy. Nhưng chúng ta vẫn luôn suy nghĩ và ảo tưởng rằng, ba mẹ đồng ý cho mình kết hôn với người đó mà, anh ý vẫn yêu mình, anh ý muốn có con với mình… Nếu cố chấp và đưa ra quyết định ở vế trước thì sẽ như thế nào?
Nếu chúng ta cứ cố chấp bám vào vế trước của câu nói, tức là những gì chúng ta muốn nghe, thì vô tình chúng ta tự tạo ra một thế giới ảo tưởng, nơi mà mọi thứ đều có vẻ tốt đẹp. Nhưng thực tế, quyết định nằm ở vế sau, nơi sự thật khắc nghiệt hơn nhiều. Và rồi, chúng ta bước vào một con đường mà chẳng ai trong chúng ta thực sự mong muốn.
Nếu cha mẹ đã nói “ba mẹ không có niềm vui trọn vẹn”, thì liệu rằng cuộc hôn nhân của bạn có thể mang lại hạnh phúc gia đình như bạn kỳ vọng không? Nếu người yêu bạn còn lo lắng cho sự nghiệp, liệu rằng bạn có đủ kiên nhẫn chờ đợi, hay sẽ mệt mỏi dần vì sự thiếu rõ ràng của anh ấy? Và khi người bạn đời nói rằng “anh không muốn có con”, bạn có chắc rằng một gia đình không trọn vẹn sẽ là điều bạn thực sự muốn?
Cố chấp vào vế trước chỉ khiến chúng ta chìm trong những kỳ vọng vô lý. Chúng ta cần học cách lắng nghe và đối diện với sự thật ở vế sau của từ “nhưng” – đó mới là điều mà người khác thực sự muốn truyền đạt. Khi bạn bắt đầu lắng nghe cả hai vế, bạn sẽ hiểu rõ hơn điều gì cần phải làm và quyết định sáng suốt hơn cho cuộc sống của mình.